Một số điểm mốc trong hợp tác giữa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà
Việt Nam là nước có mối quan hệ lịch sử lâu dài với Nhật Bản và người dân Nhật Bản luôn cảm thấy gần gũi nhất với người Việt Nam trong các nước Đông Nam Á. Ngoài các chuyên gia Nhật Bản do JICA phái cử sang còn rất nhiều người Nhật Bản làm việc tại các doanh nghiệp Nhật Bản, các tổ chức NGO, các tình nguyện viên,… cùng sát cánh tích cực với người dân Việt Nam trong các dự án ODA của Nhật Bản ở các địa phương trên mọi miền đất nước Việt Nam trong đó có Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Một số điểm mốc trong hợp tác giữa Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà:
Ngày 24 tháng 9 năm 2009 tại Hà Nội, UBND tỉnh Lâm Đồng, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà ký biên bản thỏa thuận hợp tác với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đánh dấu mốc quan trọng trong qua trình phát triển của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà đặc biệt là chương trình hợp tác tế, mở ra các chương trình, dự án Chính phủ Nhật Bản đầu tư, hỗ trợ cho đơn vị.
Năm 2010, Dự án JICA “Tăng cường năng lực quản lý dựa vào cộng đồng cho Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà” chính thức đi vào hoạt động với mục tiêu cải thiện sinh kế và phát triển du lịch sinh thái lành mạnh dựa vào cộng đồng trong Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, thông qua việc tổ chức hoạt động hiệu quả, chia sẻ lợi ích bình đẳng, có những triển vọng rõ ràng và tinh thần trách nhiệm nhằm thúc đẩy hợp tác kinh doanh, thu hút khách du lịch, nâng cao đời sống cho người dân địa phương và dự án đã kết thúc vào năm 2012.
Năm 2008, Saito Asuko là tình nguyện viên Nhật Bản đầu tiên đến làm việc tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, mở đầu hợp tác với Chương trình Tình nguyện viên hợp tác hải ngoại Nhật Bản (JOCV) và đã có thêm 4 tình nguyện viên nữa tình nguyện chuyển đến Vườn quốc gia làm việc, hỗ trỡ những kiến thức, kỹ năng về công tác tuyên truyền giáo dục môi trường, công tác makerting, phát triển du lịch sinh thái,…
Ngày 12 tháng 7 năm 2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Quản lý Tài nguyên thiên nhiên bền vững – SNRM với mục tiêu và kết quả của dự án Thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững mang lại nhiều lợi ích cho người dân thông qua việc thực thi các kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng với thời gian thực hiện dự án 05 năm từ năm 2015 đến năm 2020. Hợp phần 3 (Đa dạng sinh học) của Dự án Quản lý Tài nguyên thiên nhiên bền vững – SNRM thực hiện tại vùng lõi và vũng đệm của Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang tỉnh Lâm Đồng (Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà). Đối tượng thủ hưởng là người dân địa phương sinh sống tại các thôn mục tiêu thuộc vùng đệm của Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang được đề xuất trong khuôn khổ chương trình “Con người và sinh quyến” (MAP) sẽ thụ hưởng lợi thông qua việc tham gia bảo vệ rừng.